Hotline : 0986499123 - 0915218898

Địa chỉ : Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, HN

5 quy tac dung dieu hoa cho tre spadongy

Nguyên nhân trẻ bị mắc lạnh khi nằm điều hòa:

    • Quần áo của trẻ bị ướt (có thể do nguyên nhân tè khi ngủ).
  • Nằm trên mành, chiếu lạnh lưng.
  • Nằm trên đệm khiến trẻ nóng toát mồ hôi lưng, do đó khiến trẻ bị lạnh lưng.
  • Trẻ nằm chỗ gió lạnh lùa trực tiếp vào và liên tục.
  • Phòng có nhiệt độ quá lạnh, dưới 24 độ C.

5 nguyen tac tre nam dieu hoa

5 nguyên tắc cho trẻ nằm điều hòa

5 Nguyên Tắc Khi Cho Trẻ Nằm Điều Hòa

Trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn non nớt khi nằm phòng điều hòa không đúng cách rất dễ bị viêm họng hoặc viêm phổi. Do đó, 5 mẹo vặt mình chia sẻ với bạn dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích.

1. Vệ sinh lưới lọc của điều hòa khi mới vào mùa:

ve sinh luoi loc dieu hoa truoc khi dung

Vệ sinh lưới lọc điều hòa trước khi dùng

Đây là một điều rất nhỏ nhưng rất nhiều các mẹ hay mắc phải. Đó là mới vào mùa hè thì điều hòa để từ năm ngoái chưa vệ sinh gì, chưa chạy xả gì mà đã cho trẻ vào nằm rồi. Rất nguy hiểm, bạn thử tưởng tượng điều hòa từ năm ngoái đến nay đã đóng biết bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn trong lưới lọc. Nếu bật lên thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ và cho chạy xả hơi lạnh trước khi sử dụng.

Người lớn sức đề kháng tốt hơn trẻ em rất nhiều lần, nếu trẻ bị nằm phòng điều hòa mà nhiều bụi bẩn và vi khuẩn như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.


2. Không để quạt gió điều hòa hướng thẳng vị trí của trẻ:

khong de hoi lanh dieu hoa huong vao tre

Không để hơi lạnh điều hòa hướng trực tiếp vào trẻ

Phòng ngủ thông thường điều hòa sẽ được bố chí hướng thẳng đến vị trí giữa giường, mà vị trí đó lại là của trẻ nhỏ nằm. Nếu không để ý thì rất dễ bạn đã để khí lạnh điều hòa hướng thẳng đến vị trí của trẻ khi ngủ.

Một số mẹo bố chí tránh hướng thẳng hơi lạnh điều hòa tới vị trí của bé đó là:

  • Lắp dàn lạnh lệch xuống phía cuối giường ngủ.
  • Điều chỉnh cánh quạt tản lạnh của điều hòa hướng xuống dưới góc nhỏ hơn 30 độ hoặc lên trên trần. Giúp hơi lạnh không hướng thẳng trực tiếp vào vị trí trẻ nằm.
  • Hẹn giờ tắt điều hòa vào ban đêm cho phù hợp.

3. Quy tắc 3 phút không bao giờ được quên:

tat dieu hoa truoc khi ra khoi phong 3 phut 1

Tắt điều hòa 3 phút trước khi ra khỏi phòng

Nguyên nhân gây đột tử khi nằm phòng điều hòa chủ yếu là do sốc nhiệt đột ngột. Bạn đang ở ngoài trời nóng 38 – 40 độ mà nhảy vào phòng điều hòa 16 độ đột ngột chắc chắn bạn sẽ cảm thấy choáng váng ngay lập tức, ngược lại ở phòng điều hòa lạnh mà bước ra ngoài nóng bạn cũng bị sốc nhiệt ngay.

Do đó các bác sĩ thường khuyên chúng ta sử dụng điều hòa đúng cách tránh sốc nhiệt là tắt điều hòa 3 phút và mở cửa trước khi bước ra ngoài. Điều đó giúp cơ thể bạn kịp thích nghi với môi trường hạn chế tình trạng sốc nhiệt. Đối với trẻ em còn nhạy cảm hơn nên bạn cần phải nắm rõ nguyên tắc tối quan trọng này.


4. Duy trì nhiệt độ phù hợp với trẻ:

duy tri nhiet do trong phong co tre nho

Duy trì nhiệt độ trong phòng cho trẻ

Người ta thường nói trẻ em thì thân nhiệt sẽ cao hơn người lớn do đó khi bật điều hòa bạn cũng cần chú ý là thân nhiệt trẻ sẽ cao hơn người lớn khoảng 1 độ. Bật điều hòa đủ mát không lạnh quá, cũng không nên nóng quá khiến trẻ bị toát mồ hôi lưng. Dẫn đến lạnh lưng và gây ra bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Theo lời khuyên của bác sĩ thì nhiệt độ phù hợp với trẻ sơ sinh khoảng từ 29 – 32 độ. Còn với trẻ nhũ nhi sẽ khoảng 27 – 30 độ. Trẻ lớn tuổi hơn thì nhiệt độ giảm xuống còn 25 – 27 độ. Người lớn sẽ cảm thấy khá nóng đối với mức độ nhiệt độ này, tuy nhiên với trẻ nhỏ sẽ cảm thấy tốt hơn.


5. Không để trẻ trong điều hòa 20 – 24 giờ trên ngày:

tre khong o lau phong dieu hoa

Trẻ không ở lâu phòng điều hòa

Khi phòng bật điều hòa sẽ khiến không khí bị tù đọng, không tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Mặc dù công nghệ hiện đại thì điều hòa ngày nay có kháng khuẩn lọc không khí tuy nhiên vẫn không thể bằng không khí tự nhiên được. Do vậy, cách khoảng 3 – 4 giờ bạn có thể mở cửa ra cho không khí tự nhiên vào phòng sẽ tốt cho hệ hô hấp của trẻ.

Đặc biệt là ngồi điều hòa nhiều khiến da bị khô, nhăn nheo bạn cần phải bổ xung độ ẩm cho phòng để tránh hiện tượng này. Thông thường, trong phòng thường xuyên bật điều hòa bạn nên đặt thêm một chiếc máy phun sương hay máy phun độ ẩm.

Như mình cẩn thận hơn nữa trong phòng mình còn có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm, vì nhà có trẻ nhỏ nên mình thường xuyên theo dõi 2 chỉ số này và điều chỉnh điều hòa và máy phun sương cho hợp lý.

Máy phun sương thì rẻ thôi khoảng 200k – 300k bạn đã có thể dùng thoải mái rồi. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Máy phun sương mình dùng: máy phun sương để bàn
  • Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm mình dùng: ẩm kế Beurer

ky nang cham tre khi bi om
Kỹ năng chăm trẻ khi bị ốm

Giải Đáp Một Vài Câu Hỏi Thường Gặp

Dưới đây là mình sẽ trả lời các thắc mắc mà các mẹ thường gặp phải đối với trường hợp trẻ nằm điều hòa.

Q: Trẻ bị viêm họng, ho khi nằm điều hòa thì phải làm sao?

Cho trẻ uống nhiều nước lọc, lập tức tăng nhiệt độ trong phòng lên 1 – 2 độ. Nếu không đến mức nóng quá thì bạn có thể bật chế độ điều hòa cao hơn một chút rồi dùng thêm quạt cây tản bớt gió.Tránh để không khí lạnh hướng vào mặt, cổ của trẻ. Mẹo nhỏ là quấn một chiếc khăn xô nhỏ cho trẻ khi ngủ phòng điều hòa sẽ rất hiệu quả.Nếu trẻ ho lớn và nhiều bạn có thể dùng chanh đào ngâm mật ong, pha với một chút nước ấm để cho trẻ uống, rất hiệu quả.

Q: trẻ bị nghẹt mũi khi nằm phòng điều hòa thì xử lý thế nào?

Xịt ngay muối khoáng hay muối biển để mũi trẻ đỡ khô hơn. Nếu không có bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối Natri vào mũi trẻ sẽ làm ẩm khoang mũi của trẻ.Nếu trẻ khó chịu vì bị nghẹt mũi không thở được thì bạn có thể nhỏ 1 giọt thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.05% thì lập tức thông mũi ngay. Vì đây là thuốc nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của thuốc trước khi dùng. Trẻ nhà mình cũng thường dùng loại này, mình thấy hiệu quả nên giới thiệu tới bạn.Khi mua bạn nhớ có 2 loại cho người lớn và trẻ em nhé. Thiết kế vỏ ngoài giống hệt nhau nhưng người lớn thì nồng độ là 1%, còn trẻ em thì 0.05% thôi. Bạn nhớ hỏi kỹ quầy thuốc tránh bị mua nhầm. Giá thị trường khoảng 30 – 35 nghìn đồng.

Q: trẻ bị cảm lạnh, sốt khi nằm phòng điều hòa thì phải làm thế nào?

Trẻ nằm ngủ phòng trên đệm thường hay bị toát mồ hôi về đêm và rất dễ bị cảm lạnh nếu dính hơi lạnh của điều hòa. Thậm chí nếu nặng có thể trẻ sẽ bị sốt ngay trong đêm. Bạn cần tắt ngay điều hòa và bật quạt cây cho không khí trong phòng được thoáng. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên nếu sốt cao trên 38 độ thì mới dùng thuốc hạ sốt còn không thì để trẻ mặc quần áo thoáng mát và trườm khăn ấm cho trẻ.Sau 1 ngày mà trẻ không đỡ sốt thì đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán. Đừng có tự mình làm bác sĩ gia đình rồi để con bệnh nặng hơn.
Bình luận
Mời bạn đánh giá
0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ của bạn trốngQuay lại cửa hàng